Obala: ôn bằng lái – Cùng bạn ôn từ đầu đến đỗ!

Khi tham gia giao thông, việc nắm vững các loại biển báo không chỉ giúp bạn tuân thủ luật lệ mà còn đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh. Các biển báo giao thông được thiết kế nhằm cung cấp thông tin cần thiết, cảnh báo những nguy hiểm tiềm tàng và hướng dẫn người tham gia giao thông một cách hiệu quả. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về 5 nhóm biển báo giao thông: Biển báo cấm, biển báo nguy hiểm và cảnh báo, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn và biển phụ. Hãy cùng khám phá và trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để tham gia giao thông an toàn.

1. Biển báo Cấm

   – Đặc điểm: Hình tròn, viền đỏ, nền trắng, có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen.

   – Mục đích: Để biểu thị các điều cấm. Người tham gia giao thông phải chấp hành những điều cấm mà biển đã báo.

Ví dụ:

2. Biển báo Nguy hiểm và cảnh báo

   – Đặc điểm: Hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, có hình vẽ màu đen.

   – Mục đích: Báo cho người tham gia giao thông biết trước tính chất của sự nguy hiểm hoặc các điều cần chú ý phòng ngừa trên tuyến đường.

Ví dụ:

3. Biển Hiệu Lệnh

   – Đặc điểm: Hình tròn, nền xanh lam, có hình vẽ màu trắng.

   – Mục đích: Báo cho người tham gia giao thông biết các điều bắt buộc phải chấp hành.

Ví dụ:

Ví dụ biển hiệu lệnh
Nguồn: Sưu tầm

4. Biển Chỉ dẫn

   – Đặc điểm: Hình chữ nhật, hình vuông hoặc hình mũi tên, nền xanh lam.

   – Mục đích: Chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần thiết nhằm giúp người tham gia giao thông điều khiển phương tiện và hướng dẫn giao thông trên đường được thuận lợi, đảm bảo an toàn.

Ví dụ:

Ví dụ biển chỉ dẫn
Nguồn: Sưu tầm

5. Biển Phụ

   – Đặc điểm: Thường đặt kết hợp với các biển báo chính.

   – Mục đích: Thuyết minh, bổ sung để hiểu rõ hơn biển báo chính.

Ví dụ: Biển phụ bổ sung thông tin cấm đỗ xe trong khung giờ từ 6:00 đến 22:00

Ví dụ biển phụ
Nguồn: Sưu tầm